London Escorts sunderland escorts 1v1.lol unblocked yohoho 76 https://www.symbaloo.com/mix/yohoho?lang=EN yohoho https://www.symbaloo.com/mix/agariounblockedpvp https://yohoho-io.app/ https://www.symbaloo.com/mix/agariounblockedschool1?lang=EN
16.3 C
New York
Thứ hai, Tháng mười một 11, 2024

Buy now

CFO là gì? Vai trò, công việc, 6 kỹ năng của một CFO

Bạn đã từng nghe tới vị trí quyền lực CFO trong doanh nghiệp, vị trí thường được ví là vị trí số 2 trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiểu rõ CFO là gì? mức độ quyền lực của CFO đến đâu và tiếng nói của CFO có trọng lượng như thế nào trong doanh nghiệp?

Hãy tìm hiểu CFO là gì?

CFO là viết tắt của cụm từ Chief Finance Officer nghĩa là Giám đốc tài chính, một chức danh quan trọng trong doanh nghiệp. CFO là một mắt xích quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động tài chính của tổ chức. Người ta vẫn thường nhầm lẫn giữa Kế toán trưởng và Giám đốc tài chính (CFO)? Vậy có sự khác biệt nào giữa hai khái niệm này?

CFO Chief Finance Officer
CFO Chief Finance Officer

Câu trả lời phụ thuộc phần lớn vào quy mô doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp SME (tức là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì Kế toán trưởng kiêm nhiệm luôn trách nhiệm tài chính. Tuy nhiên, đối với các tập đoàn lớn, vai trò của CFO trở nên rõ ràng, chuyên biệt hơn. Nói cách khác, CFO cần chịu trách nhiệm giải trình các quyết định tài chính cũng như tái hiện và cải thiện bức tranh tài chính của doanh nghiệp trước Ban Giám đốc doanh nghiệp.   

Vai trò của CFO là gì?

Trước bức tranh phức tạp của thị trường tuyển dụng, vai trò đa nhiệm của các CFO càng cần được highlight. Dưới đây là 3 vai trò chính của một giám đốc tài chính mà HRchannels đã tổng hợp:

Cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và đối tác 

Nhìn thấu bức tranh tài chính của doanh nghiệp và kiến thức siêu đẳng về các con số, Giám đốc tài chính có thể giúp doanh nghiệp dành về nhiều hợp đồng có lợi bởi họ dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong đàm phán với đối tác. 

Người hoạch định chiến lược

Một kế hoạch sử dụng nguồn tiền chạy xuyên suốt và dài hơi cho tổ chức? Một chiến thuật đầu tư sinh lãi “khủng” áp đảo đối thủ cạnh tranh?

Nhắc đến vị trí CFO, người ta sẽ nghĩ ngay đến những con số, những báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp tỏ tường từng đường đi nước bước. Nếu không có CFO thì liệu doanh nghiệp có kiểm soát được dòng tiền ra vào doanh nghiệp và CEO có thể vận hành doanh nghiệp tốt nếu không có người tư vấn các kế hoạch tài chính rõ ràng?

Nhà quản trị thiên tài

Tùy cơ cấu, quy mô và hoạt động của doanh nghiệp mà CFO áp dụng mô hình tài chính phù hợp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Nhờ có các thống kê về đầu vào, đầu ra cụ thể của từng hoạt động tài chính mà CFO có thể giúp doanh nghiệp hạn chế thấp nhất các rủi ro về tài chính và sử dụng thông minh quỹ ngân sách của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, Giám đốc tài chính (CFO) mới trở thành cánh tay phải đắc lực của CEO và các thành viên C – suit để hoạt động của bộ máy doanh nghiệp trở nên trơn tru và hiệu quả hơn. 

Những công việc của CFO là gì?

cong-viec-cfo
CFO cần có những công việc nào

Dưới đây là các trách nhiệm của Giám đốc tài chính: 

1/ Theo dõi và đánh giá các hoạt động tài chính nhằm “đọc vị” các yếu điểm và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Sức khỏe tài chính của doanh nghiệp luôn cần được kiểm tra sát sao. Việc triển khai các hoạt động tài chính như quản lý dòng tiền thu – chi sẽ khiến CFO dễ dàng nhận diện được kế hoạch kinh doanh nào hiệu quả, kế hoạch nào kém hiệu quả để điều chỉnh cho chính xác, nhằm đảm bảo các chỉ số đều tăng. 

2/ Tư vấn kế hoạch tài chính lâu dài cho doanh nghiệp

Từ việc xác định các điểm yếu và yếu điểm trong các kế hoạch tài chính trước đây và hiện tại của doanh nghiệp. 

Để giúp doanh nghiệp xử lý khủng hoảng tài chính, CFO cần tư vấn cho Ban Giám đốc những kế hoạch sử dụng nguồn vốn hiệu quả cho các hoạt động đầu tư hay huy động vốn cho doanh nghiệp. 

3/ Báo cáo tài chính 

Vai trò cơ bản của Giám đốc tài chính là tối ưu hóa khả năng tài chính của công ty. Chính vì vậy, việc lập và phân tích các báo cáo tài chính chiếm hầu hết phần lớn thời gian của họ. 

Mọi thành tựu và cả những điểm còn tồn đọng đều hiển thị rõ nét trên báo cáo tài chính, kèm theo đầu óc phân tích của một nhà hoạch định chiến lược. 

4/ Thanh khoản

CFO cần đảm bảo doanh nghiệp có khả năng thanh toán khoản nợ ngắn hạn. Nếu chỉ số thanh khoản lớn hơn 1, điều này đồng nghĩa với sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đang ở đỉnh cao và tỷ lệ doanh nghiệp phải đối mặt với khủng hoảng tài chính là bằng 0. 

5/ Tối ưu hóa chỉ số ROI tức lợi nhuận trên chi phí đầu tư

Mọi kế hoạch kinh doanh đều nhằm gia tăng chỉ số ROI. Nghĩa là giá trị ROI ngày càng cao thì hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngày càng lớn bởi lúc này lợi nhuận bạn thu về đã áp đảo chi phí đầu tư. 

Bên cạnh đó, CFO cũng giúp doanh nghiệp tính toán và phân biệt rạch ròi giữa doanh thu và lợi nhuận. Nếu con số doanh thu cao ngất ngưởng nhưng chưa đảm bảo sản sinh lợi nhuận thì CFO phải nhìn nhận lại kế hoạch tài chính của mình và kế hoạch kinh doanh của bộ phận Marketing. 

6/ Phối hợp với Giám đốc Marketing (CMO), Giám đốc Truyền thông và Giám đốc đối ngoại thực hiện kế hoạch quảng cáo sản phẩm sao cho cân đối với ngân sách của doanh nghiệp

Truyền thông là hoạt động cần thiết của mọi doanh nghiệp. Tất nhiên, cũng giống như các khoản chi phí khác như chi phí cho hoạt động tuyển dụng, chi phí đầu tư vào các dự án khác,… nếu chất lượng của các kế hoạch mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp thì dẫu có vượt qua mức chi trả hạn định cũng vô cùng xứng đáng phải không? 

Tuy nhiên, nếu chưa hoạch định trước chi phí cho kế hoạch truyền thông và quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp cùng thương hiệu sản phẩm và cân đối với ngân sách tổ chức thì rủi ro về tài chính vẫn có thể sẽ xảy ra. 

7/ Phối hợp ăn ý với Giám đốc nhân sự (CHRO) 

Bên cạnh đó, CFO cũng cần hợp tác với Giám đốc nhân sự (CHRO) để hạn chế các thất thoát chi phí từ quá trình tuyển dụng. Bạn biết đấy chi phí tuyển dụng cũng chiếm một phần lớn ngân sách. 

Chưa kể đến tỷ lệ ứng viên “bùng” hoặc trượt phỏng vấn, mất hút sau ngày thử việc đầu tiên hay bị sa thải vì không phù hợp với  văn hóa doanh nghiệp và yêu cầu công việc sau 2 tháng thử việc. Từ đó mới thấy rủi ro phải tuyển thêm nhân sự đã làm tổn hại cho tài chính doanh nghiệp như thế nào. 

8/ Thiết lập và phát triển mối quan hệ với các quản lý cấp cao, các đối tác và cổ đông nước ngoài 

Hoạt động đối ngoại là hoạt động giám đốc tài chính cần đẩy mạnh, đặc biệt là khi Giám đốc tài chính đảm trách các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vừa là bạn vừa là đối tác tin cậy của các ngân hàng và các nhà đầu tư tin cậy, CFO giúp doanh nghiệp gìn giữ các “mối quan hệ” tài chính để tạo bệ phóng vững chắc cho doanh  nghiệp “vươn mình” giữa thời kỳ “thương trường như chiến trường” này.  

9/ Hỗ trợ các hoạt động kiểm toán

CFO hỗ trợ các hoạt động kiểm toán nhằm chứng minh các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đang diễn ra minh bạch và tuân thủ luật pháp nghiêm ngặt. Cụ thể, họ có trách nhiệm giải trình tính hợp pháp và trung thực các báo cáo tài chính, sổ sách tài chính. Từ đó, họ sẵn sàng tiếp nhận các tư vấn của các kiểm toán viên về các lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh để tiến hành triển khai các biện pháp khắc phục. 

10/ Quản trị công nợ

Một doanh nghiệp hoạt động minh bạch luôn sẵn sàng đương đầu với các khoản nợ. Bởi vậy, người đảm trách các hợp đồng pháp lý, các khoản nợ tiềm ẩn và các nghĩa vụ theo Luật định và thuế,… của tổ chức không ai khác chính là các CFO

Những kỹ năng cần có của một CFO

Để tìm hiểu chi tiết, bạn đọc cần tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels về kỹ năng cần có của một CFO.

Hiểu sâu về Tài chính – Kế toán

CFO có tiền thân là Kế toán trưởng, chính vì vậy, để đảm nhiệm trọng trách của một CFO, bạn cũng cần “công phá” các kỹ năng của một Kế toán trưởng như quản lý công nợ – chứng từ – dòng tiền ra vào tổ chức, nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Để làm được điều này, CFO cần “trăm hay không bằng tay quen” các kỹ năng đọc bảng tính, ghi chép chứng từ, sổ sách, đọc hiểu, phân tích báo cáo tài chính,…Tuy nhiên, cũng đừng quên rằng vai trò của CFO trong thời đại mới là tư vấn tài chính cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi Giám đốc tài chính cần có kiến thức về chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư, bất động sản,…

Đầu óc chiến lược

Một CFO lý tưởng là người có khả năng nhìn xa trông rộng, hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp, quản lý ngân sách cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, các hoạt động đầu tư,…

Vì thế, Giám đốc tài chính tương lai cần tập dượt lập kế hoạch quản lý dòng tiền, hoạch định và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách cho một tổ chức nhỏ, song song với việc dự toán các cơ hội và rủi ro trong tầm tay nhằm hướng tới mục tiêu lâu dài và sự phát triển bền vững.

Kỹ năng tạo dựng mối quan hệ

Việc làm CFO không đơn thuần là xử lý các báo cáo tài chính, theo dõi và giám sát chiều hướng sử dụng ngân sách doanh nghiệp mà còn là cầu nối cho các hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.

Nghĩa là CFO cần xây dựng kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục thành công để làm việc nhóm hiệu quả với CHRO – Giám đốc nhân sự, CCO – Giám đốc kinh doanh, CMO – Giám đốc Marketing, CIO – Giám đốc công nghệ thông tin,…  để đảm bảo ngân sách cho các hoạt động được phân bổ và khai thác hiệu quả.

Làm thế nào để xây dựng tốt mối quan hệ với các đối tác, cổ đông trong doanh nghiệp để công việc của Giám đốc tài chính được “thuận buồm xuôi gió”. Đặc biệt, CFO cần làm việc khéo léo với CEO bởi việc làm CFO chỉ thực sự có ý nghĩa khi trở thành đối tác tin cậy của Giám đốc điều hành doanh nghiệp trong việc thúc đẩy cán cân doanh số và thứ hạng của thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường.

Một đối tác quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của CFO chính là các cổ đông bởi trước hết đó chính là một trong những mục tiêu quan trọng mà Giám đốc tài chính phải thực hiện, đồng thời xét về lâu về dài sẽ có lợi nhiều hơn cho việc xử lý khủng hoảng doanh nghiệp, đặc biệt trong vấn đề gọi vốn đầu tư.  

Nỗ lực trở thành hi-tech CFO

Công nghệ các doanh nghiệp đang lỗi thời và cẩn được cập nhật những bước tiến mới. Chính vì vậy, việc ứng dụng điện toán đám mây và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong việc tiếp cận hệ thống kế toán, kiểm toán quốc tế giúp nâng cao hiệu suất làm việc của toàn nhân viên vừa giúp tiết kiệm “hầu bao” doanh nghiệp. Công nghệ 4.0 sẽ vô cùng có lợi cho các CFO trong việc gia tăng sự minh bạch của các hoạt động tài chính, đặc biệt là các báo cáo thuế, quản lý sổ sách, chứng từ, hoạch định các chiến lược kinh doanh thông minh…

Thử hỏi bạn có thể “low – tech” khi bất kể ngành nghề trong xã hội đều ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo? Hãy cập nhật ngay các tiện ích công nghệ trong việc kết nối và phát triển mạng lưới khách hàng bằng việc đầu tư hệ thống chatbox, hệ thống ký kết hợp đồng, thanh toán hóa đơn điện tử, giao dịch với ngân hàng 24/7, triển khai các dự án đầu tư online và đầu tư vào công nghệ sản xuất mới nhất,… Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và minh bạch trong việc lưu động dòng tiền,..

Kỹ năng xử lý khủng hoảng

ky-nang-cfo
Những kỹ năng cần có của một CFO

Những rủi ro mà CFO gặp phải thường liên quan đến trọng trách của người quán xuyến tài chính của doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm chăm sóc các cổ đông. Hay nói cách khác, CFO luôn cần cân nhắc “bên nào nặng, bên nào nhẹ” giữa các nhóm lợi ích để đưa ra những quyết định tài chính không hổ với lương tâm của một nhân sự cấp cao đầu ngành.

Chưa kể rằng, CFO cần ứng biến những tình huống trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và các yếu tố dao động liên tục như thị hiếu của khách hàng và chiến lược cạnh tranh của các đối thủ. Từ đó, Giám đốc tài chính trong thời đại 4.0 cần không ngừng theo đuổi con đường của một “Gia Cát Dự” về các rủi ro khiến tài chính doanh nghiệp biến động và luôn có kế sách dự phòng.

Trung thực

Tuyển dụng CFO là tìm được nhân tài có khả năng giữ bí mật “xuyên biên giới”. Một CFO trung thực sẽ không bao giờ vì những đồng lương trước mắt mà quên đi sự thật về những con số. Hay nói cách khác, bạn luôn cần sẵn lòng đón nhận những hậu quả về những quyết định của mình.

Chỉ cần một con số sai lầm có thể khiến bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đặc biệt, tiết lộ bí mật tài chính của doanh nghiệp là điều tối kỵ với một CFO bởi một khi thông tin bị rò rỉ thì cũng là lúc mọi cố gắng từ các thành viên trong doanh nghiệp sẽ “đổ sông đổ bể”.

Trên đây là những kỹ năng cần có của một CFO mà HRchannels đã tiến hành tổng hợp. Hi vọng bài viết trên sẽ mang đến những trải nghiệm hữu ích trên chặng đường phấn đấu trở thành một CFO – Giám đốc tài chính thực thụ.

Nếu bạn đọc có bất cứ chia sẻ, góp ý hay câu hỏi nào trong quá trình ứng tuyển CFO thì hãy liên hệ trực tiếp tới số hotline của HRchannels – Công ty giải pháp nhân sự cấp cao để nhận được những tư vấn hữu ích trên con đường thăng quan tiến chức của chính mình nhé.

Nguồn uy tín:

  1. CFO là gì: hrchannels.com

2. Giám đốc tài chính: https://vi.wikipedia.org/wiki/Giám_đốc_tài_chính

Tổng Hợp: Khổng Thành

ThanhKD Masterhttps://thanhkd.com
Xin chào tôi là Khổng Thành với sự đam mê kinh doanh bán bán hàng, học hỏi, trao đổi kiến thức. Tôi tổng hợp một số kiến thức hay, với mong muốn chia sẻ những điều hay mọi người để cùng học, cùng nghiên cức và cùng phát triển hơi.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan